Bối Cảnh

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những hậu quả trên diện rộng đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trên toàn thế giới. Theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU) , nền kinh tế khu vực APEC suy giảm 3,7% trong nửa đầu năm 2020, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của khu vực và tạo ra những bất ổn trên diện rộng. Đại dịch đã gây ra những thách thức hiện hữu về suy thoái môi trường và sự bất bình đẳng ngày càng tăng, đồng thời thúc đẩy quy trình số hóa. Sắp tới, khi các đợt triển khai chủng ngừa vắc-xin mang lại viễn cảnh cho thế giới sau đại dịch, APEC sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái thiết bằng cách dẫn dắt một chương trình ứng phó phối hợp và hợp tác đối với các cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu. Để giải quyết những thách thức cụ thể mà các MSME đang gặp phải trong đại dịch, các chính phủ trên thế giới đã ứng phó bằng cách tạo lập các chính sách tài khóa và tiền tệ để cung cấp nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ.

Phần sau đây xem xét bối cảnh chung của đại dịch trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, với bộ công cụ này được đúc kết từ kinh nghiệm của bốn nghiên cứu tình huống: Indonesia, Peru, Philippines, Việt Nam.

 

Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong quá trình phục hồi sau đại dịch, Việt Nam đã giám sát chặt chẽ công tác hỗ trợ cho các MSME. Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (không bao gồm các doanh nghiệp đã giải thể) năm 2019 là 760.000 doanh nghiệp và năm 2020 là 765.000 doanh nghiệp. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng năm 2020 vẫn có đến 137.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 2.000 nghìn tỷ đồng (86.676.591.849 USD).

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến các MSME ở Việt Nam. Theo báo cáo khảo sát năm 2020, Tác động của Đại dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp ở Việt Nam, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới công bố, cho thấy 87,2% các doanh nghiệp được khảo sát chịu tác động “lớn” hoặc “vô cùng tiêu cực” từ đại dịch COVID-19, trong khi chỉ 11% cho rằng họ “hoàn toàn không bị ảnh hưởng” bởi đại dịch. Trong khi đó, chỉ có 2% số doanh nghiệp có tác động “chủ yếu là tích cực” đến hoạt động kinh doanh của họ trong đại dịch. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ và những doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 3 năm bị ảnh hưởng nhiều nhất do không kinh doanh liên tục.

Cả doanh nghiệp tư nhân trong nước (87,7%) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đều báo cáo gặp phải những trải nghiệm tiêu cực trong đại dịch năm 2020. Tỷ lệ các doanh nghiệp được khảo sát báo cáo chịu tác động lớn/vô cùng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 như sau:

Các ngành tư nhân trong nước: 

  • Ngành may mặc (97%) 

  • Ngành Thông tin và Truyền thông (96%)   

  • Ngành Sản xuất Thiết bị Điện (94%) 

Các ngành đầu tư từ nước ngoài: 

  • Bất động sản (100%) 

  • Thông tin và Truyền thông (97%) 

  • Nông nghiệp/Thủy sản (95%) 

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, có tới 65% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 62% doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài bị giảm doanh thu trong năm 2020. Mức giảm doanh thu trung bình của các doanh nghiệp tư nhân trong nước là 36% và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài là 34%.

Các MSME có mức giảm doanh thu trung bình cao hơn so với các doanh nghiệp lớn. Báo cáo cũng lưu ý rằng đại dịch đã khiến các MSME gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng cũng như tuyển dụng lao động. Đại dịch cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng và phát sinh thêm chi phí cho công tác phòng chống COVID-19 cho các MSME. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và ngừng hoạt động do đại dịch, thậm chí bên bờ vực phá sản do nhu cầu giảm đột ngột. Một số doanh nghiệp phải trì hoãn quá trình đầu tư, thậm chí hủy bỏ các dự án đang triển khai hoặc sắp triển khai. Chịu nhiều tác động do đại dịch, các MSME ở Việt Nam buộc phải cắt giảm chi phí bằng cách giảm giờ làm, giảm lương và cho nhân viên nghỉ việc, cũng như điều chỉnh mô hình kinh doanh để sử dụng nhiều hơn nền tảng kỹ thuật số và các giải pháp kỹ thuật số.

ImageHỗ trợ từ chính phủ  

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và người lao động. Chính phủ đã đưa ra các biện pháp để hoãn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), giảm thuế suất thuế TNDN cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tạm hoãn đóng góp vào quỹ hưu trí và cho vay không tính lãi để trả lương. Các chính sách hỗ trợ cụ thể đã thực hiện được liệt kê dưới đây:

Từ Quốc Hội:  

  1. Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020: gia hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp;  

  1. Nghị quyết số 166/2020/QH ngày 19/6/2020: giảm 30% thuế TNDN trong năm 2020;  

  1. Nghị quyết số 799/2020/NQ-UBTVQH14 ngày 27/7/2020: giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không đến hết năm 2020;  

  1. Nghị quyết số 135/2020/NQ14 ngày 17/11/2020: hỗ trợ các ngành công nghiệp và các ngành chịu tác động tiêu cực nhất từ đại dịch, bao gồm cả ngành hàng không.

Từ chính phủ và thủ tướng chính phủ:  

  1. Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/4/2020: hỗ trợ cho vay tài chính và tiền lương hưu, qua đó giảm 15% thuế sử dụng đất năm 2020 và giảm 2% lãi suất cho vay từ quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  1. Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020: hỗ trợ người lao động và người có hoàn cảnh khó khăn do mất việc làm và mất thu nhập;

  1. Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020: gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với ngành sản xuất ô tô trong nước;

  1. Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg,ngày 10/8/2020: giảm 15% giá thuê đất năm 2020 đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Theo Đợt Khảo sát Đánh giá Tác động của Covid-19 tới Doanh nghiệp Đầu tiên do Ngân hàng Thế giới thực hiện vào tháng 6 năm 2020, khoảng 20 đến 30% doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn đã được tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ chính phủ. Trong số các hình thức hỗ trợ khác nhau từ chính phủ, ba hình thức hỗ trợ hàng đầu mà các doanh nghiệp cần là:

  • miễn trừ hoặc giảm từ tài chính (73%),  

  • hoãn thuế (47%) và  

  • cho vay ở mức lãi suất hỗ trợ (40%).  

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành dịch vụ khác có nhu cầu miễn giảm tài chính cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Hai lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp không nhận được các khoản hỗ trợ từ chính phủ là không đủ điều kiện và thiếu thông tin.

ImageNhững ưu tiên trong thời gian sắp tới của các MSME và chính phủ   

Do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, để tồn tại và phát triển bền vững, các MSME tại Việt Nam cần ưu tiên điều chỉnh mô hình kinh doanh để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước.

Ngoài ra, các MSME cần củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhìn chung, các MSME cần ưu tiên việc học hỏi từ những mô hình và các biện pháp thực hành tốt để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong thời gian sắp tới. Qua đó, các doanh nghiệp có thể nhìn lại những gì đã và có thể xảy ra với doanh nghiệp của họ và thảo luận về các cách để tăng cường hợp tác và liên kết trong tương lai.

Để giúp các doanh nghiệp duy trì khả năng chuyển đổi theo hướng “bình thường mới” này, cần có sự hỗ trợ thông minh và hiệu quả từ chính phủ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nhận thức được vấn đề đó, Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên xây dựng và thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thế giới sau đại dịch COVID-19.

Các chính sách của Chính phủ cần giúp các ngành công nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài và giải quyết tình trạng gia làm việc tại nhà kéo dài, đồng thời gia tăng giá trị và tăng cường vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và tạo ra nhiều cơ hội hơn để được hưởng lợi từ các FTA yêu cầu tỷ lệ cao về xuất xứ trong nước và nội vùng.

Để nâng cao khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, chính phủ cần tăng cường phổ biến các chính sách hỗ trợ bằng cách cung cấp các hướng dẫn cụ thể, chi tiết và toàn diện về các thủ tục đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài ra, chính phủ cần đánh giá những vấn đề và thiếu sót trong quá trình thực hiện để kịp thời đưa ra những điều chỉnh và hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực và giai đoạn cụ thể, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Rất nhiều dự báo cho biết đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu và chỉ có thể bị loại bỏ hoàn toàn sau 4-5 năm nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ dài hạn dành cho doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Philippines

Doanh Nghiệp Vi Mô, Nhỏ và Vừa (MSME) chiếm 99,5 phần trăm trong số các doanh nghiệp đã đăng ký của Philippines và 46 phần trăm Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của nền kinh tế. Những doanh nghiệp này sử dụng hơn một nửa (63 phần trăm) tổng số lực lượng lao động của cả quốc gia. Hầu hết các MSME đều hoạt động tại những thị trường giới hạn trong nước. Các MSME chỉ chiếm 25 phần trăm tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, mặc dù ước tính 60 phần trăm trong số các nhà xuất khẩu thuộc nhóm MSME, thông qua các hợp đồng thầu phụ hoặc với tư cách là nhà cung cấp cho các công ty xuất khẩu.

MSME ở Philippines được định nghĩa như sau: 

Loại Hình Doanh Nghiệp 

Quy Mô Tài Sản tính bằng đồng Peso Philippines 

Số Nhân Viên 

Vi Mô 

Lên đến 3.000.000P 

1-9 

Nhỏ  

3.000.001P - 15.000.000P 

10-99 

Vừa 

15.000.001P-100.000.000P 

100-199 

 

Hồ sơ mới nhất của Cơ Quan Thống Kê Philippines từ năm 2019 ghi nhận tổng số 1.000.506 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Phần lớn trong số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vi mô, chiếm 89 phần trăm (891.044), tiếp theo là các doanh nghiệp nhỏ chiếm 10 phần trăm (99.936) và doanh nghiệp vừa chiếm 0,5 phần trăm (4.765). Gần hai phần ba trong số các MSME đã đăng ký tọa lạc tại năm địa điểm chính: Khu Vực Thủ Đô Quốc Gia (20,2 phần trăm doanh nghiệp), Calabarzon, Luzon (14,8 phần trăm), Trung Tâm Luzon (11,6 phần trăm), Trung Tâm Visayas (7 phần trăm) và Tây Visayas (6,1 phần trăm).

Năm ngành nghề hàng đầu mà phần lớn MSME (83 phần trăm) tham gia gồm:

  1. Bán buôn và bán lẻ/sửa chữa ô tô và xe máy (462.492); 

  1. Các hoạt động lưu trú và dịch vụ ăn uống (144.024); 

  1.  Sản xuất (115.387);  

  1. Các hoạt động dịch vụ khác (65.918); và  

  1. Các hoạt động tài chính và bảo hiểm (46.100).    

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng tại Philippines. Tuy nhiên, người kinh doanh phải đối mặt với trở ngại là mạng internet tốc độc chậm – mạng internet tại Philippines được đánh giá là chậm nhất và đắt đỏ nhất ở Châu Á. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như Facebook đều là công ty nước ngoài. Trong khi đó, việc thuê ngoài quy trình kinh doanh công nghệ thông tin dưới hình thức trung tâm chăm sóc khách hàng và các dịch vụ liên quan đến máy tính như các nhà phát triển phần mềm/trò chơi, hoạt họa và kỹ thuật CNTT vẫn không ngừng phát triển.

Trong số những khó khăn mà các MSME phải đối mặt, theo báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Châu Ácác nhà nghiên cứu khác, một vài trở ngại được xếp hạng cao nhất bao gồm:

  • tham nhũng và thuế suất cao tại các thị trường xuất khẩu 

  • chất lượng cơ sở vật chất viễn thông 

  • các cảng biển, sân bay và cơ sở hạ tầng thương mại khác 

  • không tiếp cận được tài chính 

  • không có sẵn lao động có kỹ năng 

  • hỗ trợ từ thể chế còn yếu 

  • khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm và dịch vụ 

Những người kinh doanh là nữ giới ở Philippines còn phải đối mặt những khó khăn khác. Theo báo cáo từ Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương của Canada trong Khảo Sát Người Kinh Doanh và MSME ở Philippines năm 2018, 39 phần trăm phụ nữ được khảo sát cho biết công ty của họ không tiếp cận được bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào, trong khi 36 phần trăm cho biết không quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Những tỷ lệ này cao hơn gấp hai lần so với số lượng ghi nhận ở nam giới.  Thêm vào đó, kết luận từ khảo sát cho thấy những người kinh doanh là nữ giới cho biết họ ít được tiếp cận các dịch vụ cố vấn kinh doanh trực tuyến hơn so với những người kinh doanh là nam giới (tương ứng là bảy phần trăm so với 19 phần trăm).

Các MSME của Philippines trong đại dịch COVID-19 

Philippines vẫn không ngừng đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng COVID-19 tệ nhất từ trước đến nay tại Đông Nam Á. Bất chấp các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, thực tế không tiến hành xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, ngăn chặn lây lan ở mức thỏa đáng và tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp dẫn đến số ca tăng vọt. Khảo sát Vượt qua đại dịch COVID-19 ở Châu Á và Thái Bình Dương của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á trên 3.877 MSME từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020 cho thấy:

  1. Philippines có tỷ lệ hoạt động bị tạm dừng cao nhất tại thời điểm một tháng sau khi vi-rút bùng phát,  

  1. tỷ lệ trì hoãn giao sản phẩm hoặc dịch vụ cao nhất được ghi nhận; và  

  1. tỷ lệ nhân viên bị cho nghỉ việc tạm thời cao nhất.  

Gần 60 phần trăm các MSME được khảo sát tại Philippines cho biết họ không có thu nhập, trong khi 28 phần trăm cho biết doanh thu giảm hơn 30 phần trăm.

So với các MSME được khảo sát từ các nền kinh tế khác, MSME tại Philippines ghi nhận mức hủy hợp đồng cao nhất (19,1 phần trăm) và tỷ lệ trì hoãn giao sản phẩm và dịch vụ cao nhất (35 phần trăm) trong suốt thời gian phong tỏa. Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020, 36,7 phần trăm MSME tại Philippines cho biết họ không có tiền mặt và các khoản tiết kiệm, trong khi 42,1 phần trăm cho biết họ sẽ hết tiền mặt trong một tháng. Ngay cả trước thời kỳ đại dịch, khả năng tiếp cận tài chính đã là rào cản lớn nhất đối với các MSME. Tại thời điểm phong tỏa gắt gao nhất trong tháng 3 và tháng 4, 17 phần trăm trong số các doanh nghiệp được khảo sát đã nộp đơn xin vay ngân hàng nhưng chỉ có 4,4 phần trăm MSME có thể nhận tín dụng ngân hàng, chủ yếu phụ thuộc vào các khoản tiết kiệm hoặc vay mượn từ bạn bè và người thân. So với các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) có thể đưa nhu cầu gia tăng trên toàn cầu trong lĩnh vực điện tử về sản xuất trong nước nhưng vì Philippines phụ thuộc vào du lịch và chuyển tiền từ những người xuất khẩu lao động ở nước ngoài khiến các dự đoán về kinh tế trở nên ảm đạm, tới mức tăng trưởng thấp nhất trong khu vực.

Vào tháng 10 năm 2020, trong một khảo sát của Chương Trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về tác động của đại dịch COVID-19 đến các MSME, 60 phần trăm người trả lời cho biết họ chưa từng nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ bất kỳ bên liên quan nào (chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các bên khác). Các nhu cầu cấp bách nhất được ghi nhận là tiếp cận hạn mức tín dụng, giảm thuế và trả chậm các khoản vay. Các khuyến nghị trong báo cáo bao gồm cải thiện độ an toàn và hiệu quả của giao thông công cộng để vận chuyển người và sản phẩm an toàn, cũng như nhu cầu cải thiện quản lý chuỗi cung ứng thông qua gia tăng mua sắm tại địa phương.

Các chính sách và hỗ trợ chính 

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, chính phủ đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ các MSME của Philippines.

Bộ Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông đã xúc tiến một chương trình có tên gọi “digitaljobsPH” dành cho những người làm việc tự do qua mạng hoặc kinh doanh tại nhà trên mạng internet, bao gồm cả các MSME, để khuyến khích sử dụng thương mại điện tử. Trong giai đoạn 2018–2019, có hơn 2.000 người tốt nghiệp từ chương trình và 700 MSME (các doanh nghiệp trực tuyến) được thành lập với sự hỗ trợ từ chương trình này.

Việc chỉ định Doanh Nghiệp Vi Mô Cấp Phường/Xã (BMBE) 2002 tiếp tục tăng lên, bất chấp nhận thức thấp trong giới MSME và các đơn vị thực hiện của chính quyền địa phương. Việc chỉ định này miễn cho các doanh nghiệp vi mô không phải nộp thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng, cũng như các thuế tính theo tỷ lệ khác. Các tổ chức tài chính được hưởng ưu đãi để cấp khoản vay cho các doanh nghiệp đăng ký là BMBE, đồng thời được yêu cầu phải đưa ra một khung thời gian tín dụng đặc biệt cho các BMBE. Các BMBE cũng được tiếp cận lập trình miễn phí thông qua Trung Tâm Dịch Vụ Văn Phòng/Negosyo thuộc Bộ Công Thương (DTI), Viện Công Nghiệp Quy Mô Nhỏ thuộc Đại Học Philippines (UP-ISSI) và Bộ Khoa Học và Công Nghệ (DOST). Hơn 12.000 BMBE đã được đăng ký trong năm 2017, tuy nhiên, Ngân Hàng Thế Giới ước tính 40 phần trăm nền kinh tế Philippines đang hoạt động bất hợp pháp hoặc là nền kinh tế ngầm.

Ngoài các chính sách hỗ trợ hiện tại, chính phủ đã ban hành thêm các biện pháp để trợ giúp các MSME trong suốt đại dịch COVID-19.

  • Trong tháng 4 năm 2020, Bộ Công Thương (DTI) đã công bố thời gian ân hạn tối thiểu 30 ngày đối với tiền thuê nhà ở và thương mại tính từ thời điểm dỡ bỏ nhiều giai đoạn phong tỏa khác nhau. Người thuê nhà có thể chọn thanh toán số tiền cộng dồn gồm tiền thuê nhà ở và thương mại đến hạn trong các giai đoạn phong tỏa thành nhiều đợt được trừ dần đều trong sáu tháng sau khi kết thúc thời gian ân hạn tối thiểu 30 ngày đó. Tất cả các khoản tiền thuê nhà chưa trả trong suốt thời gian phong tỏa sẽ không phải chịu lãi, phạt, phí hoặc các lệ phí khác. Không được trục xuất người thuê nhà vì không thanh toán tiền thuê nhà ở và thương mại trong suốt thời gian cách ly kiểm dịch.
     
  • Bộ Công Thương (DTI) cũng đã có hỗ trợ để giúp các MSME chuyển đổi sang bán hàng qua mạng. Trong năm 2020, chương trình Địa Phương Hóa của DTI đã giúp 131 MSME và 1.000 sản phẩm chuyển đổi sang các trang web bán lẻ trực tuyến của địa phương.
     
  • Chương trình tài chính vi mô Hỗ Trợ Tái Khởi Động Doanh Nghiệp Trong Đại Dịch COVID-19 (CARES) của DTI cấp các khoản vay với lãi suất 0 phần trăm và kỳ hạn trả nợ từ 18-24 tháng. Tính đến nay, đã có hơn 20.000 đơn đăng ký được phê duyệt.
     
  • Chương trình bảo lãnh tín dụng PhilGuarantee của Bộ Tài Chính đã kéo dài hỗ trợ cho .MSME đến tháng 9 năm 2021. Gần 3.000 khoản bảo lãnh vay vốn với tổng trị giá 4,5 triệu CAD đã được phê duyệt trong năm 2020.

Trong tháng 3 năm 2021, Tổng Thống Rodrigo Duterte đã cho phép giảm 10 phần trăm thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, Philippines vẫn có thuế suất thuế doanh nghiệp cao nhất trong khu vực Đông Nam Á ở mức 30 phần trăm.

ImageCác ưu tiên sắp tới cho MSME tại Philippines 

Trước khi xảy ra đại dịch, các MSME tại Philippines đã cho biết có những khó khăn về tài chính như nợ gia tăng. Do đó, các chương trình trợ cấp của chính phủ sẽ hiệu quả hơn là các khoản vay.

Vì gần một nửa nền kinh tế là hoạt động của các doanh nghiệp không đăng ký nên chương trình Doanh Nghiệp Vi Mô Cấp Phường/Xã *(BMBE) là một ví dụ điển hình về sáng kiến đem lại lợi ích cho các MSME được miễn thuế, đồng thời cho phép họ tiếp cận các dịch vụ đào tạo, tín dụng và dịch vụ chia sẻ có giá trị. Chính phủ có thể cải thiện tỷ lệ tham gia trong các chương trình hỗ trợ đào tạo và cấp vốn đó với các chiến lược cải thiện truyền thông nhắm đến đối tượng MSME và thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến, miễn phí như Facebook và Instagram. Hỗ trợ khác thông qua hợp tác hậu cần và các nền tảng trực tuyến có mục tiêu, cũng như ứng dụng cơ chế trò chơi trong các chiến lược bán hàng trực tuyến sẽ góp phần xây dựng một hệ thống hỗ trợ ổn định để làm nổi bật các MSME đã chọn và các xu hướng của thị trường.

Liên quan đến các MSME là chủ đề làm việc tự do và nền kinh tế làm việc tự do. Philippines cũng được đánh giá là một trong những nền kinh tế làm việc tự do hàng đầu thế giới, khi mức tăng trưởng doanh thu trong nến kinh tế làm việc tự do đạt 35 phần trăm. Chính phủ Philippines phải thực thi luật pháp có thể giúp bảo vệ những người làm việc tự do không bị bóc lột, đồng thời cũng thúc đẩy một môi trường công bằng hơn và cơ sở khách hàng dài hạn để tránh các vướng mắc của nền kinh tế làm việc tự do.

Quan trọng nhất là, khi lãnh đạo của đa số các MSME là nữ giới, thì cần nghiên cứu và lập trình nhiều hơn để hiểu được và giải quyết vấn đề nữ giới không tiếp cận được cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, cấp vốn, trang thiết bị và đào tạo, mặc dù họ đại diện cho hầu hết sinh kế và trách nhiệm trong gia đình.

Peru

MSME là loại hình doanh nghiệp chính tại Peru, chiếm hơn 99 phần trăm tổng số doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Tại Peru, MSME được định nghĩa bởi luật số 30056, luật này được ban hành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, đồng thời thúc đẩy phát triển hiệu quả và tăng trưởng kinh doanh của các MSME. Luật này hình thành cơ sở để phân loại MSME theo tổng doanh số của mỗi loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp vi mô: Doanh số hàng năm lên đến số tiền tối đa là 150 UIT1 –  660.000S/ (183.000US$); 

  • Doanh nghiệp nhỏ: Hơn 150 UIT và lên đến số tiền tối đa là 1.700 UIT –  7.480.000S/ (khoảng 2,1 triệu US$); 

  • Doanh nghiệp vừa: 1.700 UIT và lên đến số tiền tối đa là 2.300 UIT –  10.120.000S/ (khoảng 2,8 triệu US$); và 

  • Doanh nghiệp lớn: Doanh số hàng năm trên 2.300 UIT. 

Phần lớn các doanh nghiệp tại Peru đều là doanh nghiệp vi mô (96,2 phần trăm), đóng góp khoảng 40 phần trăm GDP và hơn 60 phần trăm việc làm. Tuy nhiên, các MSME chỉ chiếm 6 phần trăm sản lượng dù họ đóng góp phần lớn nhất trong nền kinh tế. Đáng tiếc là các MSME có ít ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và xã hội hơn do sự chi phối của các doanh nghiệp không chính thức trong mỗi lĩnh vực.

Đại dịch toàn cầu đã tác động xấu đến tất cả các doanh nghiệp ở Peru, đặc biệt là MSME. Do quy mô và thiếu nguồn lực nên nhiều MSME không có các công cụ để đối mặt với tác động của đại dịch COVID-19. Theo báo cáo năm 2020 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, cả tỷ lệ thất nghiệp và việc làm không chính thức ở Peru đều tăng lên. Ví dụ: nhóm dân số chủ động về kinh tế (EAP), gồm các cá nhân đang làm việc hoặc chủ động tìm việc làm, đã giảm hơn 6 triệu người. Tương tự, mức thu nhập của các gia đình ở Peru đã giảm đáng kể.

Trong tháng 8 năm 2020, gần 25 phần trăm doanh nghiệp không còn hoạt động nữa. Trong số những doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động:

  • 77 phần trăm đã giảm nhu cầu,  

  • 59 phần trăm cho biết cho phí thực hiện các giao thức an ninh rất tốn kém,  

  •  52,8 phần trăm đã trì hoãn việc thu nợ,  

  • 50,4 phần trăm đã dừng sản xuất và 

  • 45 phần trăm mất vốn lưu động.  

Hầu hết các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các vấn đề khác như không có khả năng thanh khoản để mua nguyên vật liệu thô, thanh toán cho nhà cung cấp và khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính còn giới hạn. 

Theo Viện Kinh Tế và Phát Triển Doanh Nghiệp thuộc Phòng Thương Mại Lima, GDP của Peru ước tính giảm 3,7 phần trăm do đại dịch COVID-19. Các hạn chế liên quan đến đại dịch đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu và gián đoạn kinh doanh, tác động nặng nề đến các MSME. 

Các Chính Sách Quan Trọng của Chính Phủ để Hỗ Trợ MSME: 

Năm 2020, chính phủ đã giúp các MSME trong suốt thời gian diễn ra đại dịch khi cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ, tập trung vào: tài trợ bằng vay nợ, thuế, hỗ trợ việc làm và nhu cầu. Khu vực công đã phát triển hơn 10 công cụ hỗ trợ trong nỗ lực tổng thể chưa từng có trước đây (Hình 1).

Hình 1 
Số công cụ theo loại hình hỗ trợ 

Nguồn: Bản Đồ Các Biện Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (SME) để Ứng Phó với Đại Dịch COVID-19, Ngân Hàng Thế Giới 

Graph

Type of Support 

Loại Hình Hỗ Trợ 

Debt finance 

Tài trợ bằng vay nợ 

Tax 

Thuế 

Employment support 

Hỗ trợ việc làm 

Demand 

Nhu cầu 

# of Instruments 

Số Công Cụ 

 

Bảng 1 
Mô tả công cụ 
Phỏng theo: Bản Đồ Các Biện Pháp Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (SME) để Ứng Phó với Đại Dịch COVID-19, Ngân Hàng Thế Giới

Loại Hình Hỗ Trợ 

Công Cụ 

Mô Tả 

Tài trợ bằng vay nợ 

Các yêu cầu bảo đảm vốn dự trữ đối với các ngân hàng và hành động của các ngân hàng trung ương để thúc đẩy các ngân hàng thương mại tăng mức cho vay đối với MSME, ví dụ như hạ thấp các yêu cầu vốn.

Vốn dự trữ được nới lỏng, là số vốn được yêu cầu tối thiểu mà các tổ chức tài chính phải nắm giữ và các yêu cầu vốn khác để thúc đẩy cho vay đối với MSME.

Ngân Hàng Dự Trữ Trung Ương Peru (BCRP) đã tổ chức một phiên đấu giá các hợp đồng mua lại (repo) các loại tiền tệ với giá 400 triệu S/ (113 triệu USD) trong vòng một năm, ở mức lãi suất 3,1 phần trăm. Ngân hàng này đã bơm 500 triệu S/ (141 triệu USD) tiền mặt vào thị trường tai chính trong vòng 6 tháng, thông qua một phiên đấu giá hợp đồng Repo các loại tiền tệ ở mức lãi suất 2,80 phần trăm. Ngân hàng cũng đã giảm 100 điểm cơ bản trong lãi suất tiêu chuẩn, từ 2,25 phần trăm xuống 1,25 phần trăm.

 

Bảo lãnh tín dụng – các cơ chế mới, các mức bảo lãnh cao hơn Ban hành các cơ

chế bảo lãnh tín dụng (CGS) mới ở các mức bảo lãnh cao hơn

 

Đảm bảo chuỗi thanh toán của các công ty thông qua cấp bảo lãnh tín dụng.

 

Trả nợ chậm. Trả chậm, tái cơ cấu và thu xếp lại lịch trả nợ. 

Các ngân hàng sẽ hoãn trả nợ cho các khách hàng của họ. 

 

Cho vay mới -theo các điều khoản ưu đãi. 

Đã thực hiện các biện pháp để ngân hàng linh hoạt hơn trong việc thu xếp lại lịch trả nợ của các cá nhân và doanh nghiệp với hơn 12 tỷ Sol (3,378 triệu USD). Ngoài các bên khác, Cơ Quan Quản Lý Thuế Quốc Gia (SUNAT) cũng đã có hành động trong lĩnh vực của mình.

Thuế 

Thuế doanh nghiệp – giảm thuế suất, tín dụng, miễn và/hoặc nộp chậm. 

Các MSME và cá nhân được hưởng thời gian ân hạn để nộp thuế thu nhập đến đầu tháng 6 năm 2020 

 

Thuế lương/thuế an sinh xã hội/thuế GTGT/thuế đất - giảm thuế suất, tín dụng, miễn và/hoặc nộp chậm.

Giảm thuế suất, tín dụng, miễn và nộp chậm đối với thuế lương, thuế an sinh xã hội, thuế đất và thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập và thuế giao dịch tài chính cho các MSME. 

Hỗ Trợ Việc Làm 

Cấp trợ cấp tiền lương (có thể trên diện rộng hoặc có mục tiêu – ví dụ: người học việc) như một phương án thay thế cho khoản thanh toán trực tiếp cho các cá nhân. 

Bắt đầu từ giữa tháng 4 năm 2020, chính phủ sẽ trợ cấp lương cho những người phải tạm dừng hoàn toàn công việc do đại dịch, với khoản thanh toán 225 USD mỗi tháng.

 

Hỗ trợ cho người lao động không chính thức hoặc tự làm chủ. 

Chính Phủ Peru sẽ cấp một khoản tương đương 380 Sol (105 USD) cho mỗi gia đình làm việc trong khu vực không chính thức và người lao động tự làm chủ kiếm sống từng ngày sẽ được gộp vào nhóm người thụ hưởng 

Nhu cầu 

Các chương trình khác sử dụng công quỹ 

Hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm khoản chi tiêu bổ sung khoảng 2,2 tỷ S/ (620 triệu US$).

Để giải quyết những khó khăn mà MSME phải đối mặt, Bộ Kinh Tế và Tài Chính cũng xây dựng các sáng kiến như chương trình Reactiva Peru và Quỹ Hỗ Trợ Kinh Doanh cho các MSME.

Ngoài các chính sách công quan trọng này, nhiều MSME tại Peru đã phải áp dụng một số biện pháp hoặc chiến lược để duy trì tồn tại. Theo một bài viết có tiêu đề “Đại Dịch COVID-19: Đánh Giá Các Chiến Lược Duy Trì Tồn Tại của MSME tại Nigeria và Peru” (Chambe và Uchenna 2020), nhiều MSME đã tập trung vào việc giảm tiền lương khi sa thải một số nhân viên, củng cố chiến lược thu hồi nợ, cải thiện việc đàm phán với các chủ nợ, tận dụng các gói hỗ trợ MSME của chính phủ và các tổ chức khác và sử dụng các kênh kỹ thuật số.

Các ưu tiên sắp tới cho MSME của Peru 

Tác động xấu của đợt COVID-19 lần thứ hai và khả năng cả đợt thứ ba sẽ đặt ra những thách thức trong tương lai đối với các MSME và nền kinh tế nói chung. Mặc dù ưu tiên của chính phủ là tái kích hoạt và khôi phục tăng trưởng kinh tế ở Peru nhưng không còn có khả năng chọn một cách tiếp cận riêng lẻ nữa. Vì lý do đó, điều cực kỳ quan trọng là tất cả các nhân tố trong hệ sinh thái phải đóng góp phần của mình để hỗ trợ MSME và người kinh doanh.

Theo Công Cụ Theo Dõi Chính Sách của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), việc tiếp cận vốn, tín dụng và trợ cấp (ví dụ: FAE MyPES, FAE Turismo, Reactiva Peru, Programa de Garantías Covid-19, Todos Conectados và các chương trình khác) là phù hợp và mang tính quyết định đối với các MSME ở Peru. Tuy nhiên, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng góp để hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, để đảm bảo họ sẽ có các công cụ phù hợp thúc đẩy họ cải thiện và tăng trưởng, qua đó tạo ra tác động tích cực cho các bên liên quan.

Indonesia

Tại Indonesia, với hơn 64 triệu doanh nghiệp, MSME chính là trụ cột của nền kinh tế. MSME chiếm 99 phần trăm các doanh nghiệp hiện đang tồn tại và đóng góp hơn 60 phần trăm Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) của quốc gia này. Nhiều MSME trong số này là các doanh nghiệp nhỏ tại nhà trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc bán lẻ. Mặc dù các MSME của Indonesia có đóng góp to lớn nhưng theo ngân hàng trung ương của nền kinh tế là Ngân Hàng Indonesia, các MSME đang phải đối mặt với ba khó khăn chính: (1) tiếp cận Tài Chính (2) tiếp cận Thị Trường và (3) tiếp cận Công Nghệ và Cơ Sở Hạ Tầng.

Các chính sách hỗ trợ MSME 

Trong những năm gần đây, chính phủ Indonesia đã ban hành rất nhiều chương trình và chỉ thị nhằm đẩy nhanh quá trình số hóa quy trình cho các MSME để đạt được mục tiêu số hóa 30 triệu MSME. Chính phủ đã hợp tác với khu vực tư nhân, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời triển khai các chương trình như:

  1. #MelajubersamaGojek: một sáng kiến của GoJek và được Bộ Hợp Tác Xã và SME hỗ trợ, giúp các MSME thực hiện các chiến lược số hóa quy trình ở mỗi bước trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày, từ tiếp thị, đơn hàng (xử lý đơn hàng), thanh toán, giao hàng cho đến hành chính.

  1. UMKM go Digital: một sáng kiến của Bộ Hàng Hải và Đầu Tư, là một chuỗi chương trình xây dựng năng lực bao gồm các hội thảo và khóa đào tạo để trang bị cho MSME các kỹ năng và kiến thức về xây dựng thương hiệu, tiếp thị và kinh doanh để cạnh tranh trên thị trường số hiện nay.

Innovation Factory (Nhà Máy Đổi Mới), với tư cách một trung tâm công nghệ và đổi mới đặt tại ba thành phố lớn (Jakarta, Bandung và Yogyakarta), xác nhận thực tế là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp khu vực MSME của chúng tôi tăng trưởng và phát triển là thông qua đầu tư vào hệ sinh thái các công ty khởi nghiệp mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ. Trong trường hợp của Indonesia, các công ty khởi nghiệp về công nghệ đã nhiều lần chứng minh là họ có hiệu quả cao trong việc tận dụng công nghệ để hỗ trợ cho các MSME thường khó tiếp cận thông qua sáng tạo mới trong các lĩnh vực thiết yếu như tiếp cận vốn, tiếp cận khách hàng và tiết kiệm chi phí/tối ưu hóa hoạt động. 

Các ưu tiên chính dành cho MSME tại Indonesia  

Tiếp Cận Vốn Thay Thế  

Các MSME cần vốn để khởi động và duy trì các hoạt động của họ. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều quá nhỏ để có thể tiếp cận hỗ trợ từ ngân hàng. Phần lớn người dân Indonesia vẫn không được tiếp cận các dịch vụ tài chính đích thực như tài khoản ngân hàng, khoản vay, v.v.

Vì Indonesia có đặc điểm địa lý độc đáo là một quần đảo gồm nhiều đảo nên phân tán về địa lý và không chia sẻ dữ liệu là các vấn đề thường gặp. Do đó, các tổ chức tài chính truyền thống gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nhu cầu của phần lớn MSME, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vi mô.

Tuy nhiên, có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính đã nhận được sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ vốn đầu tư mạo hiểm (cả trong và ngoài nước) để hình thành các nguồn tài chính thay thế hỗ trợ thị trường MSME chưa được khai thác, tập trung vào các lĩnh vực cụ thể theo ngành dọc như nông nghiệp và bán lẻ.

Dưới đây là các công ty khởi nghiệp điển hình về công nghệ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lớn nhất đối với các MSME tại Indonesia.

  • GrowPal - cung cấp một nền tảng gọi vốn cộng đồng để nông dân nuôi trồng thủy sản tại Indonesia (chủ yếu là trang trại nuôi cá và tôm) tiếp cận được vốn từ các nhà đầu tư bán lẻ nhằm mở rộng hoạt động của họ. GrowPal cũng giúp nông dân tiếp cận công nghệ hiện đại giúp họ hiệu quả hơn về vốn, cải thiện công tác theo dõi trang trại để có thể giảm chi phí hoạt động (tối ưu hóa thức ăn chăn nuôi) và tăng lợi nhuận (tối ưu hóa sản lượng).

  • TaniHub - cung cấp các dịch vụ từ đầu đến cuối trong chuỗi giá trị từ trang trại đến bàn ăn, đem lại lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng bán lẻ. Công ty này giúp nông dân tiếp cận vốn để mua nguyên vật liệu thô như hạt giống, phân bón và máy móc. Trên hết, công ty đã xây dựng các chuỗi cung ứng chắc chắn để giúp nông dân phân phối cây trồng của họ trực tiếp tới khách hàng. Kể từ đầu năm 2020, công ty đã hợp tác thành công với hơn 30.000 nông dân là chủ sở hữu quy mô nhỏ và điều hành năm trung tâm phân phối trên khắp cả nước. Công ty cũng phục vụ hơn 5.000 khách hàng doanh nghiệp và 115.000 khách hàng bán lẻ thông qua nền tảng của mình. Kể từ năm 2016, công ty đã huy động được hơn 26 triệu USD tiền vốn từ các quỹ uy tín trong khu vực nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng của doanh nghiệp để tiếp cận hơn 100.000 nông dân là chủ sở hữu quy mô nhỏ tại Indonesia.

Tiếp Cận Khách Hàng 

Một trong những thách thức khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp là tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả về chi phí. Những thách thức này càng sâu sắc hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vi mô do họ không có vốn và kiến thức để tiếp cận các công cụ như hiện diện kỹ thuật số, tiếp thị trực tuyến, các chiến lược tập trung hoàn toàn vào tăng trưởng, v.v. Cuối cùng, tất cả các doanh nghiệp đó không thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, không đạt được tăng trưởng (tiếp tục trì trệ) hoặc hoàn toàn đóng cửa.

Innovation Factory đã kết luận rằng có sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các công ty khởi nghiệp về nền tảng thị trường rất thành công trong nước, từ đó tạo nền tảng và hệ sinh thái phát triển để một số lượng lớn MSME có thể phát triển. Các công ty khởi nghiệp này đặt ra các tiêu chuẩn thân thiện với người dùng, dành một số tiền lớn trong vốn riêng của họ để giúp người tiêu dùng Indonesia sử dụng internet và phát triển hệ thống chuỗi cung ứng mạnh mẽ hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ trên cả nước.

Dưới đây là một số nền tảng thị trường mới nhưng cực kỳ thiết yếu, phục vụ nhu cầu của 275 triệu người dân Indonesia ở 17.508 đảo thuộc quần đảo này:

  • Tokopedia (Nền Tảng Thị Trường Thương Mại Điện Tử) 

  • Được thành lập năm 2009 (công ty đã tồn tại 12 năm) 

  • Tổng số vốn huy động được tính đến nay: 2,8 tỷ USD 

  • Tuyển dụng 4.700 người lao động kỹ thuật số (số liệu tính từ năm 2019) 

  • Năm 2019, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Tokopedia đã đạt 73 nghìn tỷ IDR (5,1 tỷ USD) năm 2018 và dự kiến năm 2019, giá trị này sẽ tăng lên 222 nghìn tỷ IDR (15,6 tỷ USD), tương đương 1,5 phần trăm của nền kinh tế Indonesia 

  • Năm 2019, theo báo cáo của iPrice Group, Tokopedia là trang web điện tử thương mại có nhiều lượt truy cập nhất trên máy tính để bàn tại Indonesia trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, với tổng số 65.953.400 lượt truy cập bình quân hàng tháng, chiếm 25% trên tổng thị phần.

  • Vào tháng 11 năm 2019, Tokopedia đã có hơn 7.000.000 người bán với hơn 200 triệu sản phẩm được tổng hợp, từ thực phẩm, đồ uống cho đến sản phẩm làm đẹp và thời trang (nguồn)

  • Nhờ sự hỗ trợ từ các nền tảng thị trường như Tokopedia, các MSME hiện nay đã có mặt khắp cả nước và có thể phục vụ khách hàng ngoài phạm vi địa lý của họ thông qua hiện diện trực tuyến, các hệ thống xử lý thanh toán và giao hàng hiệu quả.

  • Gojek (Nền Tảng Thị Trường Theo Nhu Cầu) 

  • Được thành lập năm 2010 (11 năm trước) 

  • Tổng số vốn huy động được tính đến nay: 5 tỷ USD  

  • Tuyển dụng 3.000 người lao động kỹ thuật số (từ năm 2019) 

  • Gojek đã đóng góp 8,2 nghìn tỷ IDR hàng năm cho nền kinh tế Indonesia thông qua thu nhập của các lái xe đối tác. Thêm 138,6 tỷ IDR mỗi tháng được đóng góp cho nền kinh tế quốc gia kể từ khi các đối tác người bán SME tham gia Go-Food và 1,7 nghìn tỷ IDR được đóng góp cho nền kinh tế Indonesia thông qua thu nhập của các đối tác người bán SME. [Vui lòng quy đổi sang USD để tham chiếu]

  • Gojek đã giúp nhiều bà mẹ và các cửa hàng tạm thời hoạt động ngoại tuyến chuyển sang hoạt động trực tuyến, điều đó giúp họ vượt qua đại dịch COVID thông qua duy trì tiếp cận với khách hàng, ngay cả khi các doanh nghiệp bán lẻ trực tiếp hoàn toàn dừng hoạt động trong thời gian phong tỏa toàn quốc.

Tiếp Cận Công Nghệ

Công nghệ là một trong những đòn bẩy lớn nhất mà bất kỳ tổ chức nào có thể sử dụng để tối ưu hóa các hoạt động của tổ chức để hiệu quả hơn, giảm chi phí và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, vì các MSME thường chậm hơn trong việc áp dụng sản phẩm mới hoặc sáng tạo đổi mới nên họ thường được phân loại là "lạc hậu” trong chu trình áp dụng công nghệ. Họ khó tiếp cận hơn, khó đào tạo hơn và do dự hơn khi thử những thứ mới.

Đây vẫn là một thách thức nan giải đối với nhiều cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm xử lý số hóa mô hình. Tuy nhiên, chúng tôi đang thấy những thành công lớn hơn trong lĩnh vực này, dẫn đầu là các công ty khởi nghiệp đầy tài năng và thu hút được nhiều vốn đầu tư, đang tìm kiếm các cơ hội phục vụ nhóm MSME phần lớn chưa được khai thác này, vốn vẫn thực hiện hầu hết các hoạt động kinh doanh bằng giấy bút.

Dưới đây là một số công ty khởi nghiệp thành công hoạt động trong lĩnh vực này: 

  • Moka là một công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính của Indonesia, tập trung vào xây dựng các điểm bán hàng di động (mPOS) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Được thành lập năm 2014 (đã khởi nghiệp được 7 năm)

  • Mới được Gojek mua lại gần đây với giá 130 triệu USD (2020)

  • Họ đã hỗ trợ hơn 40 nghìn người bán và ghi nhận hơn 600 triệu giao dịch

  • Các dịch vụ của công ty này bao gồm báo cáo doanh số, quản lý hàng tồn kho, quản lý bàn khách, các chương trình khách hàng trung thành và nhiều dịch vụ khác.

  • BukuWarung 

  • Nền tảng này giúp cải thiện quy trình đặt chỗ của công ty thông qua theo dõi tất cả các giao dịch của công ty, bao gồm tín dụng, phí tổn và doanh số, đồng thời giúp người bán theo dõi dòng tiền thông qua báo cáo kinh doanh.

  • Được thành lập năm 2019 (đã khởi nghiệp được 2 năm)

  • Tổng số vốn tính đến nay: 20 triệu USD

  • BukuWarung cho biết công ty đã phục vụ hơn 3,5 triệu người bán đăng ký tại 750 thành phố và thị trấn tại Indonesia, hầu hết trong số đó là các thành phố cấp 2 và cấp 3. Công ty cũng cho biết đã ghi nhận hơn 15 tỷ USD trị giá giao dịch thực hiện trên nền tảng của mình.

  • Công ty đã ghi nhận hơn 15 tỷ USD trị giá giao dịch thực hiện trên nền tảng của mình kể từ khi thành lập.

Tóm lại, các tổ chức trong công chúng như Innovation Factory tin tưởng mạnh mẽ rằng trong bất kỳ nền kinh tế nào, đầu tư vào phát triển hệ sinh thái các công ty khởi nghiệp về công nghệ đang hoạt động tốt sẽ thu được một trong những tỷ suất hoàn vốn tốt nhất khi hỗ trợ sự tăng trưởng của các MSME.

Những người kinh doanh là nữ giới trong thời kỳ sau khi bùng phát đại dịch

Image

Sini Maria Heikkila, cố vấn viện trợ cấp cao tại tổ chức hỗ trợ nữ giới Cherie Blair Foundation for Women

Số lượng những người kinh doanh là nữ giới vẫn luôn tăng ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với hơn 60 triệu phụ nữ đang điều hành các doanh nghiệp trong khu vực. Phần lớn các công ty này là doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa (MSME). Khi khu vực đang cố phục hồi kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19, việc đầu tư vào tiềm năng khổng lồ chưa được khai thác của những người kinh doanh là nữ giới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và quan trọng nhất là đảm bảo tôn trọng tuyệt đối các quyền kinh tế của một nửa dân số trong khu vực.

Kể từ khi bắt đầu chương trình cố vấn của tổ chức Cherie Blair Foundation for Women’s (CBFW) tại khu vực Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2012, Tổ Chức này đã làm việc với 500 người kinh doanh là nữ giới trong khu vực thông qua các cơ hội đào tạo, cố vấn và xây dựng mạng lưới quan hệ.

Trong năm vừa qua, đại dịch COVID-19 đã có tác động tàn khốc và nặng nề đến các người kinh doanh là nữ giới cả trong khu vực và trên toàn thế giới. Nghiên cứu gần đây của CBFW dựa trên phản hồi từ 125 phụ nữ tại 32 quốc gia cho thấy những tác động rõ rệt của đại dịch COVID-19 đến các những người kinh doanh là nữ giới. Hầu hết (80,80 phần trăm) những người kinh doanh là nữ giới được khảo sát cho biết đại dịch đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của họ. Gần bốn trong 10 phụ nữ (38,5 phần trăm) trả lời rằng hoạt động kinh doanh của họ có thể phải đóng cửa vì lý do trên. Hơn một phần ba trong số những phụ nữ này (34,4 phần trăm) cho biết họ phải vất vả xoay xở để kiếm đủ tiền trang trải cho nhu yếu phẩm như thực phẩm nếu phải đóng cửa hoạt động kinh doanh.

Thêm vào đó, những người kinh doanh là nữ giới cũng phải vất vả xoay xở để có được vốn từ các bên cho vay truyền thống như ngân hàng và nhà đầu tư. Nhiều gói kích thích kinh tế được ban hành để xử lý tác động xấu của đại dịch COVID-19 chưa tiếp cận được các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Gánh nặng từ công việc chăm sóc gia đình không được trả công cũng gia tăng trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Ví dụ: 75 phần trăm người làm kinh doanh được phỏng vấn bởi Cơ Quan Liên Hợp Quốc về Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Phụ Nữ (UN Women) tại Châu Á - Thái Bình Dương cho biết trách nhiệm chăm sóc gia đình của họ tăng lên do đại dịch COVID-19. Các lĩnh vực mà phụ nữ tham gia nhiều như du lịch, giải trí, bán lẻ và lưu trú - khách sạn đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

Nghiên cứu của UN Women tại Châu Á - Thái Bình Dương về những tác động của đại dịch COVID-19 giúp chúng ta hiểu rõ hơn tình huống của những người kinh doanh là nữ giới trong khu vực. Trong số những người kinh doanh được khảo sát, 86 phần trăm chia sẻ rằng họ chịu ảnh hưởng xấu hoặc rất xấu từ đại dịch COVID-19 và 34 phần trăm cho biết họ sẽ sớm phải đóng cửa hoạt động hoàn toàn.

Mặc dù chắc chắn là đại dịch là thời điểm cực kỳ khó khăn đối với nhiều người kinh doanh là nữ giới nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng, ngay cả trước khi diễn ra đại dịch thì sân chơi dành cho họ cũng đã cần phải được cân bằng. Ngay từ lúc đó, đã có những rào cản về pháp lý, văn hóa và tài chính ngăn cản và cản trở phụ nữ khởi nghiệp và điều hành các hoạt động kinh doanh.

Báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới về Nữ Giới, Kinh Doanh và Luật Pháp năm 2019 đã cho thấy một nền kinh tế điển hình chỉ trao cho phụ nữ ba phần tư các quyền hợp pháp so với nam giới trong các lĩnh vực liên quan đến sự tham gia kinh tế của phụ nữ, bao gồm cả hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp. Những người kinh doanh là nữ giới cũng có ít khả năng tiếp cận nguồn vốn nhân lực, tài chính và xã hội hơn. Nói chung, phụ nữ làm chủ số doanh nghiệp ít hơn nam giới là 40 phần trăm. Theo Báo Cáo về Bất Bình Đẳng Giới của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2019, cần đến 257 năm mới có thể đạt được bình đẳng giới về tham gia và cơ hội kinh tế. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bất bình đẳng giới về kinh tế thậm chí còn phát triển hơn kể từ khi xảy ra đại dịch.

Những người kinh doanh là nữ giới có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế bao trùm và bình đẳng trong khu vực. Việc trao quyền về kinh tế cho phụ nữ có thể góp phần xây dựng lộ trình thoát khỏi cuộc khủng hoảng này – thông qua tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy bình đẳng giới. McKinsey ước tính là việc hành động ngay lúc này để đảm bảo bình đẳng giới trong các chính sách kinh tế vĩ mô có thể cộng thêm một khoản tiền lớn là 13 nghìn tỷ US$ vào GDP toàn cầu trong năm 2030, so với các kịch bản thụt lùi về giới.

Cũng có bằng chứng rõ ràng cho thấy các quốc gia sẽ nghèo nhất khi có những hạn chế mạnh mẽ nhất đối với việc nữ giới tham gia kinh tế. Với vai trò cực kỳ quan trọng của những người kinh doanh là nữ giới trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và mối tương quan giữa hoạt động thành lập và điều hành doanh n nghiệp của phụ nữ và trao quyền trong phạm vi rộng hơn cho phụ nữ, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến những người kinh doanh là nữ giới có thể có những hậu quả lâu dài đối với bình đẳng giới trong phạm vi rộng hơn và việc đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu.

Đầu tư cho những người kinh doanh là nữ giới và thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ cũng là một vấn đề về đạo đức và nhân quyền. Điều quan trọng là phải lồng ghép hoàn toàn công bằng kinh tế và bình đẳng giới trong phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Đây chính là thời điểm để tất cả các bên liên quan có hành động phối hợp và cụ thể để hỗ trợ những người kinh doanh là nữ giới và trao quyền kinh tế trong phạm vi rộng hơn cho phụ nữ.

Một nhu cầu cấp bách là xây dựng chính sách kinh tế ưu tiên và tập trung vào phụ nữ, đồng thời đảm bảo phục hồi sau đại dịch COVID-19 với nhận thức rõ ràng về giới thông qua hợp tác với những người kinh doanh là nữ giới để thiết kế các gói hỗ trợ sẽ tiếp cận được họ và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của họ vượt qua đại dịch. Thêm vào đó, điều quan trọng là phải giải quyết khó khăn dài hạn là thiếu tiếp cận tài chính cho những người kinh doanh là nữ giới, đồng thời đảm bảo họ có thể tiếp cận các quy trình mua sắm công một cách bình đẳng, ví dụ như vậy.

Việc công nhận gánh nặng chăm sóc gia đình nặng nề là nền tảng cơ sở để bất kỳ chương trình nào tái thiết tốt hơn. Do đó, công tác thu thập dữ liệu và bằng chứng cấp quốc gia về công việc chăm sóc và việc nhà không được trả công có vai trò quan trọng để xây dựng các chính sách phù hợp về giới trong khi tham vấn các tổ chức về quyền của phụ nữ trong nước. Thêm vào đó, điều quan trọng là việc thảo luận chính sách kinh tế vĩ mô toàn cầu giải quyết được bất bình đẳng giới trong các trách nhiệm chăm sóc gia đình không được trả công.

Một điều nữa cũng rất quan trọng là những người nắm giữ quyền hạn ở cả Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới phải lắng nghe ý kiến của những người kinh doanh là nữ giới và các tổ chức của họ, đồng thời họ được tham gia bất kỳ hoạt động đàm phán chính sách nào khác nhằm “tái thiết tốt hơn”.

Tổ chức Cherie Blair Foundation for Women có nhiều thành công trong việc hợp tác với những người kinh doanh là nữ giới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua công tác cố vấn, ứng dụng Her Venture giành giải thưởng và chương trình Road to Growth (Lộ Trình Tăng Trưởng). Chiến Dịch 100.000 Phụ Nữ có tham vọng tiếp cận hơn hàng nghìn phụ nữ trong khu vực đến cuối năm 2022.

Saved Modules

20% of toolkit completed