Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm sau đại dịch

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những bất bình đẳng hiện có trong xã hội trên toàn thế giới. Tác động về kinh tế-xã hội của đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến phụ nữ, thanh thiếu niên và MSME, đồng thời cũng cản trở đáng kể tiến độ được thực hiện để thúc đẩy bình đẳng cho những nhóm này. Ban Thư Ký APEC đã lưu ý rằng việc thúc đẩy tăng trưởng bao trùm có vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo “khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có khả năng mau phục hồi khi đối mặt với những xáo trộn, khủng hoảng, đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác [trong tương lai]”.

Câu hỏi định hướng:

  • Tăng trưởng bao trùm sau đại dịch COVID-19 sẽ như thế nào đối với MSME, phụ nữ và thanh thiếu niên, ngoài những nhóm khác dễ tổn thương về kinh tế-xã hội?
     
  • Những chính sách và biện pháp nào sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất cho tăng trưởng kinh tế bao trùm đối với những nhóm này?

Bối cảnh

1. Các giải pháp có mục tiêu cho nhu cầu riêng biệt 

Một công cụ quan trọng để xây dựng các giải pháp có mục tiêu cho MSME là thu thập thông tin và dữ liệu phân tán ghi lại các nhu cầu cụ thể, riêng biệt của nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau, bao gồm phụ nữ, thanh thiếu niên và các doanh nghiệp có trụ sở ở nông thôn, cùng các nhóm khác.

Những thông lệ tốt nhất để thu thập dữ liệu về MSME bao gồm:

  • Đảm bảo dữ liệu được phân tán theo từng yếu tố nhân chủng học, bao gồm giới, tuổi, trình độ học vấn và dân tộc, để đánh giá các nhu cầu theo nhân khẩu học của người kinh doanh.
     
  • Đảm bảo rằng dữ liệu được phân tán theo các đặc điểm của MSME, bao gồm quy mô, lĩnh vực, ngành nghề, trạng thái chính thức và địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp, để đánh giá các nhu cầu theo yếu tố về doanh nghiệp.
     
  • Thu thập dữ liệu về MSME với sự hợp tác cùng các nhân tố doanh nghiệp trong công chúng nắm rõ tình hình của MSME.
     
  • Đảm bảo rằng dữ liệu có sẵn và được sử dụng hiệu quả bởi nhiều cấp chính quyền khác nhau, để điều phối các chính sách và luật về MSME.
     
  • Bao gồm dữ liệu phân tán như một thước đo hoặc tiêu chí cho tài trợ hoặc trợ cấp phát triển doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu để những khoản trợ cấp này công bằng hơn. Có được dữ liệu này cũng sẽ giúp các cơ quan cấp vốn thể hiện cam kết đa dạng hóa và bao trùm của họ về cả định tính và định lượng.

Đối tác nghiên cứu của chúng ta là Kai Analytics cũng chia sẻ những thông lệ tốt nhất trong thiết kế khảo sát và thu thập dữ liệu thông qua tài nguyên này.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của MSME  

Tăng trưởng bao trùm sau đại dịch phải bao gồm khả năng tiếp cận công bằng tới cơ sở hạ tầng kinh doanh, bao gồm cơ sở hạ tầng hữu hình và kỹ thuật số, với sự thúc đẩy phải số hóa ở hiện tại. Trong đó bao gồm khả năng tiếp cận công bằng tới internet, các thiết bị, công nghệ đổi mới và phần mềm.

Các chính phủ trong khu vực APEC phải đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có trụ sở ở nông thôn, là những doanh nghiệp thường có khả năng tiếp cận hạn chế tới internet và các nhu cầu cơ sở hạ tầng khác. Ví dụ: nghiên cứu trong công chúng của chúng tôi tại Peru đã nhấn mạnh chênh lệch về tài nguyên giữa các trung tâm ở đô thị và trung tâm ở nông thôn, bao gồm khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng internet và các dịch vụ hữu hình của chính phủ và cơ sở người tiêu dùng.

Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy các xu hướng theo giới về khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho MSME. Kết luận từ các khảo sát toàn quốc cho thấy người kinh doanh là nữ giới có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận cá dịch vụ hỗ trợ, như các dịch vụ xây dựng mạng lưới quan hệ và tài chính, so với những người kinh doanh và đối tác là nam giới.

Một điều vô cùng quan trọng là các dịch vụ hỗ trợ và cơ sở hạ tầng hiện có dành cho các MSME, ví dụ như các Trung Tâm Go Negosyo của Philippines và nền tảng Emprendedor Peruano của Peru, đều đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của các nhóm người kinh doanh có nhân khẩu học khác nhau, cũng như của các MSME theo quy mô và các yếu tố khác của doanh nghiệp.

Thu thập dữ liệu sẽ có vai trò thiết yếu hướng đến mục đích điều chỉnh cơ sở hạ tầng sao cho đáp ứng các nhu cầu hiện tại và mới xuất hiện của các MSME khác nhau. Điều này cũng giúp tính đa dạng và công bằng trong cách thức tài trợ của các chương trình công cho các dự án trở nên minh bạch hơn.

3. Quan hệ hợp tác ở cấp cơ sở cho tăng trưởng bền vững  

Để khuyến khích tăng trưởng bền vững trong dài hạn cho MSME tại nền kinh tế trong khu vực APEC, điều thiết yếu là phải thúc đẩy hợp tác và phối hợp có chủ đích giữa các nhân tố của chính phủ và doanh nghiệp trong công chúng. Những quan hệ hợp tác này có thể góp phần đảm bảo rằng các chính sách, nghiên cứu, chương trình và công tác khác với MSME có được thông tin đầu vào từ các nhân tố ở địa phương, đáp ứng các nhu cầu của MSME và bền vững trong dài hạn.

Những thông lệ tốt nhất về hợp tác với các nhân tố cấp cơ sở bao gồm:

  • Một ý tưởng rõ ràng về chủ đề và mục tiêu hợp tác và vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia.
     
  • Quan hệ hợp tác với các nhân tố ở cấp cơ sở phải có chủ đích, có nghĩa là phải nghiên cứu kỹ việc lựa chọn đối tác, thiết kế dự án, mục tiêu hợp tác và các yếu tố khác, với thông tin đầu vào do các đối tác cung cấp.
     
  • Các đối tác ở cấp cơ sở phải có cơ sở và toàn quyền kiểm soát việc hợp tác, thiết kế dự án, kết quả và các khía cạnh khác của việc hợp tác.
     
  • Mặc dù thường xuất hiện trong các dự án ngắn hạn nhưng những quan hệ hợp tác này có thể chú trọng vào những tầm nhìn dài hạn và kế hoạch bền vững có cân nhắc đến việc làm thế nào để có thể duy trì công tác và tác động của việc hợp tác sau khi kết thúc dự án.
Graph

Thêm vào đó, các hiệp hội doanh nghiệp của MSME là các kênh quan trọng để xúc tiến xây dựng mạng lưới và chia sẻ kiến thức giữa các MSME tham gia và có vai trò như người đối thoại giữa các MSME và chính phủ, thay mặt cho những người kinh doanh. Ví dụ: các hoạt động hợp tác này có thể chú trọng vào mục tiêu bền vững về môi trường trong dài hạn cho các MSME. Nghiên cứu khảo sát toàn quốc của chúng tôi đã cho thấy phần lớn người trả lời trong mỗi nền kinh tế trọng tâm đều coi bền vững về môi trường là một mối quan ngại đối với mô hình kinh doanh của họ.

Graph

Các chính phủ trong khu vực APEC có thể khuyến khích MSME tập trung vào bền vững về môi trường thông qua quy định các thông lệ kinh doanh bền vững trong các mô hình kinh doanh của MSME, đồng thời cung cấp cho MSME các công cụ và đào tạo cho họ để đạt được tăng trưởng bền vững, ví dụ như tài trợ và trợ cấp dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất về bền vững, các chương trình đào tạo về bền vững, các hệ sinh thái hợp tác và tìm nguồn cung ứng trong cộng đồng để cung cấp các ứng dụng và nền tảng tạo điều kiện cho các thông lệ bền vững.

Các Khuyến Nghị về Chính Sách

  1. Dữ liệu phân tán về MSME: Phải lưu trữ và mở rộng dữ liệu phân tán để hiểu rõ hơn về những tác động phức tạp đối với MSME, bao gồm tác động thay đổi theo các ngành nghề, quy mô doanh nghiệp khác nhau và tính chất chính thức hoặc không chính thức của doanh nghiệp. Sau đó, phải gộp dữ liệu này như một thước đo hoặc tiêu chí cho hoạt động xây dựng chương trình và tài trợ của chính phủ.

  1. Cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho MSME: Để đảm bảo một sân chơi bình đẳng, tất cả các MSME phải có khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng hữu hình và các dịch vụ hỗ trợ, bao gồm cả ở khu vực nông thôn hoặc vùng xa xôi và ở cả các ngành nghề không chính thức hoặc không được quản lý.

  1. Các mô hình kinh doanh bao trùm và bền vững: Xây dựng các mô hình kinh doanh bao trùm, cho phép MSME chuyển tiếp sang nền kinh tế sau đại dịch thông qua đổi mới, thích nghi và hoạt động thành lập và điều hành doanh nghiệp. Vì MSME là một trong những nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng của khu vực APEC nên các thông lệ bền vững trong dài hạn của các doanh nghiệp này (ví dụ: các chiến lược bao trùm về giới và bao gồm cả thanh thiếu niên) trong các chiến lược kinh doanh và điều vô cùng quan trọng.

  1. Nhận biết và khích lệ đối với những tác động phi tài chính: Nhận biết những tác động tổng quát hơn của MSME trong các cộng đồng địa phương, ví dụ như phổ cập kiến thức và kỹ năng tài chính, đào tạo về những thông lệ tốt nhất trong ngành và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giáo dục của địa phương.

 

Các Chính Sách Có Liên Quan

Tầm Nhìn Putrajaya Đến Năm 2040: Tầm nhìn định hướng của Ban Thư Ký APEC, trong đó vạch ra những ưu tiên để tăng trưởng bao trùm.

Chương Trình Phát Triển Bền Vững Đến Năm 2030: Chương trình của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.

Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững số 8: “Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt, thỏa đáng cho tất cả mọi người”. 

Ban SME của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế: Thúc đẩy tạo nhiều việc làm tốt hơn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào năm lĩnh vực chính: kỹ năng thành lập và quản lý doanh nghiệp, năng suất và điều kiện làm việc, hợp thức hóa doanh nghiệp, tiếp cận thị trường và tạo điều kiện sửa đổi môi trường.

Saved Modules

30% of toolkit completed