Hỗ trợ tài chính

finance

Công nghệ và đổi mới có thể giúp bạn như thế nào với việc hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp của bạn? Công nghệ và đổi mới trong ngành tài chính giúp bạn tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn và truy cập vào phần mềm quản lý tài chính. Phần mềm này hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài sản của họ, kiểm soát dòng tiền và tối đa hóa năng suất các dự án của họ.

Công nghệ Tài chính (Fintech)

f1Fintech là một ngành năng động tại giao điểm của các dịch vụ và công nghệ tài chính. Trong fintech, các công ty tài chính cung cấp các dịch vụ và sản phẩm vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp bước chân vào thị trường mới. Fintech đang thay đổi chuỗi giá trị truyền thống trong lĩnh vực tài chính.

Fintech: Tài trợ phi truyền thống

Gây quỹ cộng đồng

Gây quỹ cộng đồng tận dụng lượng đối tượng lớn hơn của web để huy động vốn cho các dự án nếu không sẽ có khó khăn khi lấy kinh phí từ ngân hàng truyền thống. Các trang web gây quỹ cộng đồng giúp cho một cá nhân bình thường có thể dễ dàng đầu tư một lượng tiền nhỏ vào dự án yêu thích. Nếu doanh nghiệp có thể thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ, doanh nghiệp đó vẫn có thể huy động một lượng vốn đáng kể.

Nguồn quỹ cộng đồng thường được các nhà khởi nghiệp cá nhân sử dụng và được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng cho các dự án mới. Các nhà doanh nghiệp sử dụng nguồn quỹ cộng đồng khi họ cần huy động vốn và khi gây quỹ khởi động ban đầu trước khi tìm kiếm các khoản vay lớn hơn và các nhà đầu tư. Thu hút một lượng lớn các đối tượng gây quỹ cộng đồng có thể cho biết rằng thị trường đang có một sản phẩm mới và có thể tinh chỉnh một ý tưởng với thông tin phản hồi của thị trường trước khi đầu tư tiền vào sản xuất.

Lợi ích của nguồn quỹ cộng đồng

  • Cung cấp cách tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn so với các nguồn truyền thống
  • Cung cấp cách tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm khác biệt hoặc phi truyền thống
  • Giới thiệu tầm nhìn của bạn ra thị trường mục tiêu và giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho khách hàng tiềm năng
  • Cung cấp cơ hội để có được phản ứng của khách hàng và các phản hồi trước khi sản xuất/ra mắt
  • Hạn chế rủi ro của sản phẩm hoặc dịch vụ mới thông qua việc xác định thị trường
  • Thúc đẩy sự thành công của nguồn quỹ cộng đồng để thu hút đầu tư lớn từ các nguồn truyền thống

Các bước trong quá trình gây quỹ cộng đồng

  1. Một cá nhân hoặc nhóm thiết lập một mục tiêu gây quỹ và giải thích chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ tiềm năng. Các chiến dịch thành công thường có các hình ảnh, video, một câu chuyện nền và hồ sơ về những người tham gia vào dự án.
  2. Chiến dịch gây quỹ cộng đồng được chia sẻ trên trang web gây quỹ cộng đồng và trên tất cả các mạng xã hội của nhóm dự án. Một điều quan trọng là phải cung cấp các cập nhật thường xuyên về tin tức và các ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư mới.
  3. Các nhà đầu tư đọc về ý tưởng sản phẩm hoặc kinh doanh và quyết định đầu tư hay không. Họ có thể chọn đầu tư bao nhiêu tiền từ một danh sách các gói hỗ trợ được các nhà tổ chức dự án cung cấp. Các mức độ đầu tư khác nhau thường đi kèm với "đặc quyền" cho các nhà đầu tư, như giảm giá đặc biệt, mẫu miễn phí hoặc giao sản phẩm sớm.
  4. Tiền của nhà đầu tư được chuyển vào trang web gây quỹ cộng đồng và được lưu giữ cho đến khi kết thúc thời gian gây quỹ.
  5. Nếu đáp ứng được mục đích gây quỹ, các khoản tiền được chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án. Nếu không đáp ứng được mục đích gây quỹ, tiền sẽ được hoàn trả lại cho các nhà đầu tư.
  6. Nếu gây quỹ thành công, một điều rất quan trọng là cần cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin cập nhật khi dự án được thực hiện, và đưa ra những đặc quyền như đã hứa. Nếu không, các dự án có thể bị chỉ trích từ giới báo chí và đánh giá trực tuyến.

Các loại nguồn quỹ cộng đồng

Quà tặng
Một số dự án được gây quỹ cộng đồng có cấu trúc như các món quà tặng cho nhà tổ chức dự án. Ở hình thức này, người quyên góp tiền cho dự án không nhận được bất cứ đặc quyền hoặc lợi ích nào.

Khoản vay
Đôi khi, các dự án nhận được các khoản vay từ nguồn quỹ cộng đồng hoặc từ các nhà đầu tư. Một loại đóng góp cho vay là chấp nhận một khoản vay để đổi lấy cổ phần trong doanh nghiệp. Điều này cũng tương tự như việc mua cổ phần, trong đó nhà đầu tư được hoàn lại tiền nếu công ty thành công.

Hỗ trợ cho các dự án từ thiện
Nguồn vốn cộng đồng từ thiện là dành cho các doanh nghiệp xã hội cần sự hỗ trợ tài chính. Mọi người cung cấp các khoản tiền đóng góp và không nhận lại quà tặng, lợi nhuận hoặc cổ phần.

Dạng hỗn hợp
Dạng hỗn hợp kết hợp, ví dụ như một đóng góp cho vay với một đặc quyền như thẻ giảm giá thành viên trọn đời.

Các trang web gây quỹ cộng đồng – quốc tế

Indiegogo
Kickstarter

Các trang web gây quỹ cộng đồng - Việt Nam

Fundingvn
iG9.vn
First step
Comicola
Funstart

Nghiên cứu tình huống gây quỹ cộng đồng: Startlink

Startlink là một ứng dụng trên điện thoại di động được phát triển trên hệ điều hành Android. Startlink giúp kết nối các doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư, và hỗ trợ các chức năng khác nhau cho các dự án dựa vào cộng đồng. Ứng dụng Startlink bao gồm một cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực để kết nối con người và các dự án. Ngoài ra, Startlink có thể kết nối các dự án vốn mạo hiểm, quỹ đầu tư và ngân hàng với các doanh nhân.

Mục tiêu ban đầu của Startlink là huy động 200 triệu VNĐ từ nguồn quỹ cộng đồng. Dự án huy động 112 nhà đầu tư với ba gói đầu tư khác nhau, từ một gói bạc 5 triệu VND cho tới gói kim cương 20 triệu VND. Dự án đã gây quỹ cộng đồng được tổng 2,185 tỷ VNĐ. 

Startlink sử dụng vốn huy động được như thế nào
Giai đoạn 1: Hoàn thành hồ sơ gây quỹ cộng đồng và thu hút 20 triệu người dùng
Giai đoạn 2: 40 triệu VNĐ (20%) cho các chi phí thuê chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp và phát triển ứng dụng Startlink
Giai đoạn 3: 50 triệu VNĐ (25%) cho các chi phí duy trì ứng dụng
Giai đoạn 4: 80 triệu VNĐ (40%) cho các chi phí truyền thông và tiếp thị
Giai đoạn 5: 30 triệu VNĐ (15%) cho các chi phí thuê đại diện dịch vụ khách hàng

Cho vay ngang hàng

Các trang web cho vay ngang hàng tạo ra các kết nối trực tiếp thành công giữa những người có tiền cho vay và những người cần vay. Các nền hệ thống này giúp các doanh nghiệp kết nối với nguồn tài trợ mà không có bất kỳ cơ quan cho vay trung gian nào.

Các bước trong cho vay ngang hàng

  1. Chủ doanh nghiệp hoặc doanh nhân đăng ký một tài khoản trên trang web cho vay ngang hàng (ví dụ: http://www.finsom.com/).
  2. Chủ doanh nghiệp tạo ra một đơn đăng ký, bao gồm một khung thời gian và số tiền cho vay, và một bản tóm tắt các kỹ năng và chuyên môn trong nhóm.
  3. Một chuyên gia tài chính từ trang web đánh giá đơn đăng ký.
  4. Nếu đơn đăng ký được chấp nhận, chủ doanh nghiệp đồng ý với điều khoản và điều kiện đầu tư và lãi suất.
  5. Đơn đăng ký có thể được chính thức chấp nhận với số tiền vay yêu cầu, nhưng thường sẽ có một số điều kiện về số tiền tối thiểu được huy động.
  6. Yêu cầu khoản đầu tư được đưa lên trang web, nơi mà các nhà đầu tư có thể duyệt và chọn từ các cơ hội đầu tư được duyệt.
  7. Nhân viên phục vụ trang web xử lý các quy trình pháp lý liên quan đến thoả thuận cho vay đối với tất cả đối tác.
  8. Trang web cho vay ngang hàng phân phối quỹ cho vay cho các chủ doanh nghiệp, và thiết lập các tài khoản cho chủ doanh nghiệp để tự động thực hiện thanh toán hàng tháng cho các khoản cho vay.

Trang web cho vay ngang hàng

Finsom (trước đây có tên là HuyDong, LoanVi)
Tima
Trust Circle
Mofin
SHA

 

Fintech: Quản lý tiền của bạn

Ứng dụng thanh toán di động

Với chức năng thanh toán di động, bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh làm công cụ thanh toán. Một số lợi ích của thanh toán di động bao gồm:

  • Một cách thuận tiện, nhanh chóng để gửi và nhận tiền
  • Thủ tục đăng ký đơn giản
  • Thanh toán trực tuyến cho những người có điện thoại di động nhưng không có máy tính
  • Mức độ bảo mật thông tin cao
  • Thanh toán điện tử thông qua các trang web thương mại điện tử trong nước
  • Thanh toán cả tại điểm bán hàng và thông qua thanh toán chuyển khoản
  • Khách hàng có khả năng kiếm được các khoản giảm giá và các chương trình khuyến mãi thông qua các khoản thanh toán ví điện tử

Các ứng dụng thanh toán di động có sẵn tại Việt Nam

123Pay
Momo

Ứng dụng ví điện tử và thanh toán kỹ thuật số

iBox
mPos

Tài chính cá nhân

Có các công cụ và phần mềm tài chính cá nhân trực tuyến để hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp và các giao dịch qua ngân hàng. Những công cụ này cũng hỗ trợ người dùng truy cập vào thông tin tài chính của họ trên tất cả các thiết bị di động, ngay cả khi không có máy tính. Các công cụ trực tuyến này có thể làm cho việc quản lý tiền dễ dàng hơn và nhanh hơn nhiều cho chủ doanh nghiệp.

Công cụ tài chính cá nhân có sẵn ở Việt Nam

Mobivi, nền hệ thống giao dịch di động
Timo, ngân hàng số

Tài trợ tài chính truyền thống

f2Quyền tiếp cận nguồn tài chính luôn quan trọng khi bắt đầu một doanh nghiệp mới. Để tiếp cận nguồn tài trợ, các doanh nghiệp có thể tìm ra các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm, một công ty cho thuê tài chính, hoặc các tổ chức hỗ trợ công nghệ và đổi mới của chính phủ.

Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

DGVV
DGVV là quỹ công nghệ tiên phong tại Việt Nam trong năm 2008. Danh sách các dự án đầu tư của quỹ hiện tại bao gồm 41 công ty. Phạm vi đầu tư của DGVV là 100 triệu USD.

CyberAgent Ventures
CyberAgent Ventures là một quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản bao gồm năm quỹ phụ, trong đó có CA Asia Internet Fund I với nguồn vốn 20 triệu USD nhắm mục tiêu đến Đông Nam Á.

DFJ VinaCapital
DFJ VinaCapital là một trong những quỹ vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam. DFJ VinaCapital đã có kinh nghiệm đầu tư và kiến thức thị trường địa phương nhằm giúp các nhà đầu tư hiểu rõ môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các công ty tài chính tại Việt Nam

Hà Nội

Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực
Công ty Tài chính Cổ phần Handico
Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất Việt Nam
Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ
Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex-Viettel
Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng
Mcredit
Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ
Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Công ty Cho thuê Tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset (Việt Nam)
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Công Ty TNHH Tài chính Home Credit Việt Nam
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam
Công ty Tài chính TNHH MTV Quốc tế Việt Nam JACCS
Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính Toyota Việt Nam
Công ty TNHH Cho thuê Tài chính Kexim Việt Nam
Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu
Công ty Cho thuê Tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam
Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Công ty TNHH Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam
Công ty Cho thuê Tài chính TNHH MTV Quốc tế Chailease

Các quỹ tài chính do nhà nước hỗ trợ

Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
Mục tiêu của quỹ này là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNN&V) với kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh và các dự án khả thi trong lĩnh vực ưa thích của nhà nước.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước

Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Đà Nẵng

Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Hà Nội

Quỹ Hỗ trợ Sắp xếp và Phát triển Doanh nghiệp Hà Nội

Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP. Hồ Chí Minh

Saved Modules

22% of toolkit completed