Tiếp cận thị trường và xuất khẩu

export

Bạn có muốn phát triển doanh nghiệp của mình ra tầm cỡ quốc tế không? Tìm hiểu về tiếp cận thị trường và xuất khẩu sẽ giúp bạn phát triển bền vững và nâng cao lợi thế cạnh tranh của bạn.

Nghiên cứu thị trường

e1Doanh nghiệp của bạn có cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại của bạn không? Hoặc bạn có nên nhắm đến một thị trường mới và tìm kiếm khách hàng mới không? Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời và đưa ra quyết định đúng đắn.

Các câu hỏi nghiên cứu thị trường

  1. Giá trị độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp cho khách hàng trong thị trường mới này là gì? Bạn sẽ cần phân biệt sản phẩm/dịch vụ của mình với thị trường hiện tại.
  2. Thị trường mục tiêu sẽ mua sản phẩm/dịch vụ tương tự nào? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trong thị trường mới.
  3. Khách hàng trong thị trường mới khác với khách hàng hiện tại của bạn như thế nào? Có sự khác biệt về văn hóa hay khác biệt về kinh tế sẽ thay đổi cách khách hàng cảm nhận sản phẩm của bạn, khi nào hoặc ở đâu họ thích mua sản phẩm hoặc cách họ muốn sử dụng sản phẩm đó không? Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn tránh khỏi những sai lầm đắt giá.
  4. Phân khúc khách hàng cụ thể nào sẽ có nhiều khả năng áp dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhất? Câu hỏi này liên quan đến việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ. Bạn càng có mục tiêu cụ thể trong giai đoạn đầu của việc mở rộng thị trường, bạn càng có nhiều khả năng thành công và tạo dựng chỗ đứng trong thị trường mới này.

Xác định các kênh bán hàng trong thị trường mới

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn thành công với một kênh bán hàng trong một thị trường, kênh bán hàng đó vẫn có thể thất bại khi bạn mở rộng sang thị trường mới. Khi mở rộng sang thị trường mới, bạn có thể phải thử các kênh bán hàng mới. Nó cũng có thể mất thời gian để xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối trong thị trường mới, vì vậy tính kiên nhẫn và kiên trì là quan trọng. Khi sản phẩm của bạn đạt đến mức độ thành công đã được chứng minh, bạn sẽ có thể tiếp cận các kênh mới, như nhà phân phối bên thứ ba, nhà bán lẻ giá trị gia tăng hoặc hội chợ và triển lãm sản phẩm lớn.

Thị trường quốc tế Mở rộng sang một thị trường quốc tế lần đầu tiên là một việc làm khó khăn. Bạn sẽ cần phải biết về luật thuế quan và luật xuất nhập khẩu, sự khác biệt về văn hóa và sự khác biệt về sở thích của người tiêu dùng. Việc tiến hành nghiên cứu trực tiếp sẽ khó khăn hơn cho bạn, vì vậy các nguồn thông tin trực tuyến liên quan đến thị trường mục tiêu của bạn là rất cần thiết.

Đàm phán hợp đồng với các đối tác quốc tế

e2Nguyên tắc đàm phán kinh doanh quốc tế

Tìm hiểu và tôn trọng văn hóa doanh nghiệp và truyền thống của các đối tác quốc tế;

  • Hiểu được tổ chức đối tác và vai trò của mỗi người tham gia đàm phán;
  • Xác định rõ mục tiêu thương lượng, nhưng linh hoạt về chi tiết cụ thể khi bạn có thể;
  • Bảo vệ quyền lợi một cách nhất quán, đồng thời duy trì và phát triển các mối quan hệ có giá trị với các đối tác; và
  • Không tiếp cận các cuộc đàm phán như một cuộc chiến hay trận đấu; thay vào đó, hãy cố gắng đạt được các giải pháp cộng tác và cùng có lợi.

Ký hợp đồng với các đối tác quốc tế

Khi đàm phán với một đối tác quốc tế, đảm bảo ngôn từ trong hợp đồng chặt chẽ, đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đảm bảo quy trình giải quyết tranh chấp rõ ràng và không tạo ra quy trình dàn xếp thiên vị hoặc bẫy pháp lý cho doanh nghiệp của bạn. Đảm bảo rằng thông tin hoặc quy định để đảm bảo thanh toán rõ ràng và cụ thể. Hợp đồng cần xác định số tiền và thời hạn thanh toán, có được phép trễ thanh toán hay không, và xem lãi suất hoặc phí sẽ được áp dụng cho các khoản thanh toán chậm trễ hay không.

Tốt nhất là nên thuê một luật sư chuyên về hợp đồng quốc tế. Đó có thể là một khoản chi phí lớn cho một công ty mới, nhưng chuyên môn của luật sư có thể giúp bạn tránh được các sai lầm đắt giá trong tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng nếu đối tác quốc tế của bạn là một tập đoàn lớn, vì họ có các đội ngũ pháp lý lớn cho mục đích này.

Thủ tục hải quan Việt Nam

Các hiệp định thương mại tự do

Khi bạn nghiên cứu thị trường quốc tế mới cho sản phẩm của mình, bạn nên nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do (HĐTMTD) có thể áp dụng cho danh mục sản phẩm của mình. Một hiệp định thương mại tự do có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong chi phí bán sản phẩm cho một quốc gia so với một quốc gia khác. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt về sự thành công của bạn trong một thị trường quốc tế mới.

Nếu sản phẩm của bạn – hoặc vật liệu sản xuất sản phẩm của bạn – được tạo ra hoặc lắp ráp ở một nước thứ ba, các hiệp định thương mại tự do với quốc gia đó cũng có thể có tác động. Ví dụ: nếu bạn đang sản xuất một sản phẩm ở Trung Quốc và bán sản phẩm của mình ở Úc, bạn nên nghiên cứu HĐTMTD giữa Việt Nam và Trung Quốc, HĐTMTD giữa Việt Nam và Úc, và có thể là HĐTMTD giữa Trung Quốc và Úc.

Các hiệp định thương mại tự do đã ký:

Các hiệp định thương mại tự do chưa ký kết:

Tìm hiểu thêm

e3Phòng Thương mại Việt Nam

Các doanh nghiệp có thể truy cập các thông tin bằng tiếng Việt về các thị trường chính của Việt Nam thông qua hồ sơ thị trường do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát triển. Hồ sơ thị trường được phân loại theo quốc gia và tổ chức và được cập nhật một hoặc hai lần mỗi năm. Đến nay, trang web này đã cập nhật thông tin trên 74 nền kinh tế trên khắp châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Trung Đông, châu Đại Dương và bốn tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia – Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới và Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương.

Trung tâm Thương mại Quốc tế

Sơ đồ tiếp cận thị trường, được Trung tâm Thương mại Quốc tế phát triển, là một công cụ tương tác trực tuyến dựa trên cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới về thuế suất, thống kê xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan và điều kiện thị trường. Sử dụng công cụ này, bạn có thể khám phá thông tin về thuế hải quan, rào cản thương mại và quy tắc xuất xứ mà bạn cần tuân thủ để đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi.

Sơ đồ thương mại

Sơ đồ thương mại, được Trung tâm Thương mại Quốc tế phát triển, là một công cụ trực tuyến để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường chiến lược. Miễn phí sử dụng. Sơ đồ thương mại cung cấp dữ liệu thương mại hàng năm cho 220 quốc gia và vùng lãnh thổ và tất cả 5.300 sản phẩm của Hệ thống hài hòa được xác định ở cấp hai, bốn hoặc sáu chữ số. Người dùng có thể tìm kiếm nhu cầu quốc tế, thị trường thay thế và đối thủ cạnh tranh. Sơ đồ thương mại cung cấp thông tin dưới dạng bảng, biểu đồ và sơ đồ và cho phép người dùng lọc dữ liệu theo hàng hóa, quốc gia, danh mục sản phẩm hoặc danh mục quốc gia.

Saved Modules

67% of toolkit completed